Học thuyết Kinh lạc
Kinh lạc là cành lá của phủ, tạng, phủ tạng là gốc rễ của lạc ; Kinh lạc không thể không biết, khổng huyệt không thể không nhận rõ. Không biết kinh lạc thì không sao biết được sự lưu thông của khí huyết. không biết khổng huyệt thì không sao biết được tà khí nấp ở chỗ nào, biết để dùng, dùng chính xác bệnh có thể yên
Trên cơ thể con người có 12 chính kinh 15 lạc mạch (liên lạc) riêng Tỳ kinh có 2 lạc mạch. Chúng phối ngẫu thành từng cặp, nối liền nội ngoại ra vào như vòng ngọc không đầu mối ( chu nhi phục thỉ như hoàn vô đơn )
Ngoài 12 chính kinh còn có kỳ kinh bát ( 8 mạch) Bát mạch không có quan hệ biểu lý ( trong ngoài ) với nhau, không chịu chi phối của chính kinh nhưng nó giống như ao, hồ, biển để điều tiết lượng nước khi lụt, hạn nó hỗ trợ thiếu hụt của chính kinh, ngoài ra còn có kinh biệt và kinh cân vô số lạc mạch đan xen vào nhau như một mạng lưới để tắm tưới cho toàn thân
Hay nói khác hơn chất dinh dưỡng được truyền đi nuôi dưỡng các mô trong thì tới phủ, tạng ngoài thì đến da lông, tóc mà không bị sai lạc là nhờ có hệ thống kinh mạch, luyện khí công đặc biệt lục tự khí không hiểu đường đi của kinh mạch thì khác chi người xẩm dò đường
Theo học thuyết kinh mạch Âm dương tương cầu Phủ thuộc dương nên các kinh của phủ cũng thuộc dương, Tạng thuộc âm nên các kinh ở tạng cũng thuộc âm,12 chính kinh trải đều hai bên phải trái của cơ thể - Từ cổ xưa các bậc minh y đã xem Cơ thể con người là một đồng hồ sinh học hoàn thiện nên mỗi đường kinh trong 1 ngày có sự hoạt động mạnh yếu khác nhau theo thời gian cổ một ngày được chia làm 12 canh giờ như giờ : ( giờ Tý từ 11h đến 1h, giờ sửu từ 1h - 3h giờ dần 3h – 5h)
Như vậy : 1, kinh phế thịnh vào giờ Dần, 2, kinh Đại trường (ruột già) thịnh giờ mão, 3, kinh Vị ( Dạ dày) thịnh giờ thìn, 4, kinh Tỳ (lá lách) thịnh giờ tỵ 5, Kinh tâm thịnh giờ ngọ, 6, Kinh tiểu trường ( ruột non) thịnh giờ mùi, 7,kinh Bàng quang thịnh giờ thân 8,kinh thận thịnh giờ dậu 9, kinh Tâm bào thịnh vào giờ tuất, 10, kinh tam tiêu thịnh giờ hợi, 11, kinh đởm thịnh giờ tý, 12, kinh can thịnh giờ sửu
Bài thơ về 12 kinh :
Phế dần, Đại mão, Vị thìn cung
Tỳ tỵ Tâm ngọ, Tiểu mùi trung
Bàng thân, Thận dậu Tâm bào tuất
Tam hợi, Tý đởm, Sửu can thông
Về ngày mỗi kinh khí huyết có sự thinh vượng nhất định
bài ca về 12 kinh trong một ngày :
Giáp đởm, Ất can,Bính tiểu trường
Đinh tâm, Mậu vị kỷ, Tỳ hương
Canh thuộc Đại tràng,Tân thuộc phế
Nhâm thuộc bang quang, quý thận tang
Tam tiêu diệc hướng nhâm cung quý
Bào lạc đồng quy nhập quý cung
Trên 12 chính kinh có 309 huyệt kép trong 8 mạch chỉ có hai mạch Nhâm và Đốc mạch có 52 huyệt đơn tổng trên 14 đường kinh gồm 361 tên huyệt,
Huyệt vị : là nơi tập trung khí huyết của tạng, Phủ kinh lạc hay nói khác hơn là nơi tập trung công năng của tạng, phủ nằm trên một vị trí cố định nào đó trên cơ thể con người vị trí đó được gọi là huyệt
Theo học thuyết y học cổ truyền thì huyệt có thể truyền dẫn cơ năng trong tạng, Phủ ra ngoài lại có thể đưa cảm giác từ ngoài vào trong vì vậy y học cổ truyền đã dùng huyệt vị để chữa bệnh
Tác dụng của huyệt có thể chữa bệnh trong Tạng, phủ chữa bệnh tại chỗ - chữa bệnh trên đường kinh và chữa bênh kinh có liên quan
Huyệt vị chuyên biệt : là những huyệt nằm trên quỹ đạo kinh mạch có tác dụng đăc biệt trong chữa bệnh hiệu quả chữa bệnh qua những huyệt này khá nhanh
1, Du huyệt : du có nghĩa là rót vào , khi ngoại tà nội xâm phần lớn từ các huyệt này rót vào kinh lạc, rồi gây nguy hại cho tang, phủ. Cho nên khi ngoại tà mới xâm nhập chưa kịp thẩm thấu vào tạng, phủ cần khẩn trương tìm ngay các huyệt này chữa trị ngoại tà khó thẩm thấu vào trong. Các nhà y học xưa nói : ( Tân bệnh cầu chi Du) Du huyệt nằm hai bên cột sống cách mỗi bên 1,5 thốn trên túc thái dương bàng quang kinh thứ tự sắp xếp trên dưới, phải trái đối nhau tương ứng vị trí của Tạng Phủ. Khi tạng phủ có bệnh sẽ có phản ứng dương tính trên các huyệt này
2, Mộ huyệt :
Mộ là tập hợp lại, Vị trí của các mộ huyệt đều nằm ở vùng ngực bụng không nhất thiết phải nằm trên đường kinh mạch tương ứng, Quan hệ với các kinh lạc cực kỳ quan trọng, tác dụng chữa bệnh giống như Du huyệt,
Bài ca về mộ huyệt :
Phế mộ Trung phủ, Tỳ chương môn
Can mộ kỳ môn, Đởm nhật nguyệt
Tiểu trường thiên khu, Đại quan nguyên( mạch nhâm)
Tâm bào đản trung,( mạch nhâm) Tâm cự khuyết
Tam tiêu thạch môn,( mạch nhâm) Thận kinh môn
Bàng quang trung cực,( mạch nhâm) Vị trung quản( mạch nhâm)
3, Khích huyệt :
Khích là những kẽ hở, là nơi lưu trú của tà khí , trên lâm sàng thường dùng các huyệt này trong cấp cứu , khích huyệt nằm dưới khuỷu tay và đầu gối, 4 mạch hai mạch duy, hai mạch khiêu đều có khích huyệt nên có 16 khích huyệt
Bài ca về thập lục khích huyệt :
Phế kinh khổng tối, tâm âm khích
Tâm bào khích môn, Tỳ địa cơ
Đại trường ôn lưu, Tiểu dưỡng lão
Bàng quang kim môn, Vị lương khâu
Dương duy dương quan, âm trúc tân
Dương khiêu phu dương, âm giao tín
4, Lạc huyệt :
Lạc huyệt là liên lạc giữa hai kinh có quan hệ biểu lý nối liền nội ngoại công năng của nó chu thông suốt các kinh lạc có lác dụng biểu lý chữa trị ở bản kinh lại có thể chữa trị bệnh ở kinh có liên quan trên 14 đường kinh đều có lạc huyệt riêng tỳ kinh có 2 lạc huyệt nên gọi là thập ngũ lạc huyệt
Bài ca về thập ngũ lạc huyệt :
Lạc huyệt câu hữu chủ câu thông
Biểu lý thượng hạ dụng vô cùng
Bản kinh khí huyết bất cấu dụng
Cầu chi lạc huyệt khí huyết hành
Phế kinh lạc huyệt phi liệt khuyết
Thống lý lạc huyệt thuộc Tâm kinh
Tiểu trường chi chánh, Đại thiên lịch
Can kinh lãi câu, Thận đại chung
Nội quan tâm bào, tỳ công tôn
Đại bao dã thị thuộc Tỳ kinh
Vị kinh đích thị Phong long huyệt
Tam tiêu ngoại quan, Đốc trường cường
Nhâm mạch cưu vĩ, đởm quang minh
Bàng quang phi dương liên thận kinh
5, Nguyên huyệt :
Nguyên là nơi hội tụ nguyên khí của tạng, phủ , khi tạng, phủ có bệnh sẽ thấy phản ứng đầu tiên ở các nguyên huyệt , nguyên huyệt đều nằm ở bàn tay, bàn chân
Bài ca về nguyên huyệt :
Can kinh thái xung tại túc bối ( bàn chân)
Đởm kinh khâu khư tại túc thượng
Tâm kinh thần môn tại uyển gian (cổ tay)
Tiểu trường uyển cốt tại thủ uyển
Tỳ kinh thái bạch tại túc bối
Vị kinh xung dương túc bối thượng
Phế kinh thái uyên tại uyển gian
Đại trường hợp cốc tại thủ bối
Thận kinh thái khê túc nội hòa
Bàng quang kinh cốt túc trắc biên
Tâm bào đại lăng tại uyển gian
Tam tiêu dương trì tại thủ uyển
6, Bát hội huyệt:
Là 8 huyệt tâp trung kinh khí của :gân, xương, tủy mạch phủ, tạng, Khí, huyết cổ nhân dùng các huyệt này để chữa bệnh ví dụ như gân có bệnh lấy huyệt : dương năng tuyền, mạch có bệnh lấy huyệt thái uyên
Bài ca về bát hội huyệt :
Tạng hội chương môn, Phủ trung quản
Khí hội đản trung, Huyết cách du
Cân hội dương lăng, mạch thái uyên
cốt hội đại trử, tủy tuyệt cốt
7, Giao hội của bát mạch kỳ kinh :
Là 8 huyệt giao hội với bát mạch cổ nhân ví như quan hệ gia đình
-
Công tôn là bố thông xung mạch
-
Nội quan là mẹ thông âm duy Khi phối hợp hai huyệt này có tác dụng chữ trị bệnh ợ (dạ dày) và tim
-
Lâm khấp là con trai thông đới mạch
-
Ngoại quan là con gái thông âm duy phối hợp hai huyệt này chữa bệnh khóe mắt ngoài, tai , vai cổ
-
Hậu khê là chồng thông đốc mạch
-
Thân mạch là vợ thông dương khiêu phối hợp hai huyệt này chữa trị bệnh ở góc mắt trong, vai cổ sau tai
-
Liệt khuyết là chủ thông nhâm mạch
-
Chiếu hải là khách thông âm khiêu, Phối hợp hai huyệt chữa bệnh ở phổi cổ họng, cơ hoành
Xem các huyệt trên videos
Xem vidio hướng dẫn trên yuotube @inhangvanhoalien